Ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, những cơn đau kéo dài đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe. Trong đó, bạn không thể xem thường cơn đau xương cụt. Đau xương cụt gây ra những bất lợi gì và cần phòng ngừa thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xương cụt hay còn được gọi là xương cùng, nằm ở cuối cột sống, cấu tạo từ 4 hoặc 6 đốt sống. Con người có cảm giác thoải mái và ổn định khi ngồi là nhờ xương cụt đã thực hiện nhiệm vụ giảm xóc. Cơn đau xương cụt thời điểm đầu không quá dữ dội nhưng lâu dần sẽ trở nên nặng, khó thuyên giảm đặc biệt khi ngồi xuống, đứng lên hoặc ngả người ra sau. Ngoài ra, cơn đau tại xương cụt có thể lan xuống cả hông, chân hay thậm chí dẫn đến viêm các khớp lân cận khiến việc đi lại, hoạt động trở nên khó khăn hơn.
Người đau xương cụt sẽ thấy các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Đau hoặc khó chịu ở vùng xương cụt hay các vùng xung quanh
Vùng xương cụt sưng tấy hoặc bị phồng lên
Cảm giác nóng, ấm quay vùng xương cụt
Khó khăn trong lúc đi lại, vận động
Cơn đau rõ rệt khi tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động vận động
Đau xương cụt nếu không phát hiện sớm, để kéo dài hơn 3 tháng thì rất dễ trở thành mãn tính, làm việc điều trị càng khó khăn hơn.
Số ít đau xương cụt do bẩm sinh xương cụt bị dị dạng, thiếu hụt một phần hoặc lệch vị trí. Ngoài ra, đau xương cụt phần lớn xảy ra do một số yếu tố dưới đây:
Các gai xương xuất hiện trên xương cụt
Ảnh hưởng từ cơn đau thoát vị đĩa đệm, đau thắt lưng.
Chấn thương tác động khiến xương cụt bị rạn nứt, gãy hoặc lệch khỏi vị trí
Hoạt động ngồi xe máy, xe đạp hoặc ngồi trên mặt ghế cứng kéo dài quá lâu tạo ra áp lực lên xương cụt
Vùng nhiễm trùng, một số bệnh ung thư hoặc khối u chèn ép lên vùng xương cụt
Cơ thể quá khổ, béo phì
Quá trình lão hóa tự nhiên khiến xương lão hóa, yếu dần
Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là lời khuyên của bác sĩ. Ngay bây giờ, để phòng ngừa hoặc hạn chế cơn đau từ khi bệnh mới chớm, đây là một số điều bạn cần ghi nhớ:
Không nên ngồi hoặc nằm trong một tư thế quá lâu, cần linh hoạt, đứng dậy và đi lại thường xuyên
Duy trì tư thế ngồi chuẩn, ngồi thẳng, không cúi gập người về phía trước
Chọn trang phục mặc thoải mái
Nếu xuất hiện cơn đau, chườm nóng hoặc chườm lạnh là một trong những phương pháp hữu hiệu
Để giảm áp lực lên vùng xương cụt khi ngồi, có thể lựa chọn đệm được thiết kế chuyên dụng
Hạn chế vận động quá sức, mang vác vật nặng
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai cho xương khớp
Không nên lạm dụng rượu bia, thuốc lá
Nhắc tới liệu pháp cải thiện các vấn đề về xương khớp, bạn khó có thể bỏ qua ghế massage. Ghế massage không chỉ giúp thư giãn toàn thân, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi mà quan trọng hơn còn tăng cường lưu thông máu, dẫn oxy đến các cơ xương khớp, cải thiện cơn đau hiệu.
Với những chiếc ghế massage toàn thân thế hệ mới tại Fujikyo, mang đến giải pháp chăm sóc xương khớp là nhiệm vụ hàng đầu. Từ bước khởi động, công nghệ scanning body sẽ thực hiện vai trò lắng nghe cơ thể, nhận biết những vùng đau nhức cũng như trọng lượng cơ thể để gợi ý bài tập phù hợp.
Bi lăn công nghệ cao tác động sâu lên các khu vực cơ - xương bị đau, giúp các cơ và khung xương thư giãn tối đai. Đồng thời, bi lăn cùng túi khí sẽ kích thích điểm xoa bóp trên cơ thể bằng việc mô phỏng kỹ thuật massage day, vỗ, dấm, miết, từ đó giúp nắn chỉnh khung xương chậu. Như vậy, với sự hỗ trợ của ghế massage, bạn sẽ ít nhất khoảng thời 15-30 phút để vùng xương chậu được chăm sóc, thư giãn.
Dù đau xương cụt hay bất cứ cơn đau nào trên cơ thể, bạn đều không nên chủ quan. Hãy lắng nghe cơ thể để có thể chăm sóc phòng ngừa kịp thời nhé.