Đau xương cụt có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng trực tiếp đến vận động, nghỉ ngơi, đau xương cụt là tình trạng không thể bỏ qua. Vậy vì sao cơn đau xương cụt của nhiều người có thể tự khỏi ở nhà, có cơn đau phải điều trị vì rất có thể biến chứng nguy hiểm? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn nguyên dẫn tới những cơn đau xương cụt

Đốt sống cụt bị đau là do tình trạng viêm các mô liên kết của xương cụt gây ra. Khi ngồi, cơn đau có thể chuyển biến dữ dội, gây khó chịu.

Bệnh đau xương cụt xảy ra do lý do phổ biến là ngồi lâu. Ở phụ nữ, bệnh còn liên quan tới một số bệnh lý phụ khoa như viêm cơ quan sinh dục, tử cung có sự bất thường, khoang chậu có khối u gây kích thích đau vùng xương cụt…

Ngoài ra, cơn đau xuất hiện tại vùng còn do chấn thương gây rạn nứt, gãy xương cụt. 

  • Trường hợp rạn, nứt, vỡ, gãy 1 trong 4 đốt sống hoặc cả 4 đốt sống cụt, xương có thể bị di lệch hay không di lệch. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, khiến người bệnh khó khăn trong vận động, di chuyển.

  • Trường hợp đau xương cụt do bị ngã ngồi đập mông xuống đất, bạn sẽ thấy cơn đau ở vùng xương cụt kèm theo khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống, đi vệ sinh bị đau tức. 

Mức độ nguy hiểm của những cơn đau xương cụt

Để xác định mức độ nguy hiểm của đau xương cụt, chúng ta cần căn cứ mức độ cơn đau, nguyên nhân gây ra cơn đau, tuổi tác cũng như tình trạng sức khoẻ,…

Đối với cơn đau xương cụt do chấn thương vật lý, bạn không cần quá lo lắng, hay nghỉ ngơi, hạn chế vận động một thời gian để tự khỏi,…

Đối với cơn đau xương cụt do bệnh lý, bạn không nên chủ quan vì chúng tồn tại nhiều biến chứng nguy hiểm, hạn chế vận động, thậm chí bị teo cơ và liệt chân.

Phương pháp cải thiện đau đốt sống cụt

Khi cảm nhận cơn đau xương cụt, điều đầu tiên bạn nên làm là nghỉ ngơi đầy đủ, cải thiện chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, canxi cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn nên tránh ngồi lâu, không vận động mạnh, chơi thể thao cường độ cao. Thời gian chờ hồi phục, bạn cũng nên chú ý về tư thế ngồi. Hãy ngồi  hơi ngả người về trước.  Nếu có thể, hãy ngồi lên gối hoặc nệm hình chữ V.

Đồng thời, bạn có thể áp dụng:

  • Chườm đá vùng xương cụt để giảm đau, mỗi ngày chườm khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 15-30 phút.

  • Dùng thuốc giảm đau nếu đau nhiều

  • Massage bấm huyệt: Massage trị liệu có tác dụng giảm đau hiệu quả. Massage cũng có tác dụng tăng cường vận động, tăng cường sự dẻo dai, giảm nguy cơ chấn thương cho hệ xương khớp. Các bạn có thể tới các trung tâm trị liệu hoặc có thể mua ghế massage chăm sóc tại nhà. Để tìm mua mẫu ghế massage ưng ý, hãy kết nối với Fujikyo.

Một số bài tập cải thiện tình trạng đau xương cụt

Bài tập ở tư thế con mèo

Bài tập này sẽ giúp cho phần lưng và bụng được chắc khỏe và dẻo dai, linh hoạt hơn. Từ đó, gián tiếp hỗ trợ phần cột sống và xương cụt

Bài tập yoga tư thế chim bồ câu

Tư thế chim bồ câu giúp giảm đau xương cụt đồng thời kích thích quá trình lưu thông máu, phần xương chậu được mở rộng, lưng và khớp gối được kéo dãn từ đó cải thiện được tình trạng bệnh.

Tư thế rắn hổ

Tư thế rắn hổ mang giúp cột sống, các cơ xung quanh trở nên khoẻ khoắn và cứng hơn. Các đốt sống lưng và xương chậu được kéo giãn tuyệt đối, giảm đau hiệu quả.

Vặn người

Bài tập vặn người sẽ tác động chính vào phần lưng dưới làm giảm tình trạng căng cơ và tăng thêm sức mạnh cho ngực, cột sống và xương cụt.

Bài tập tư thế trẻ em

Bài tập tư thế trẻ em là một trong các bài tập chữa đau xương cụt hiệu quả trong việc kéo dài cột sống, tăng thêm sức mạnh ở cơ sàn chậu và làm giảm đau phần thắt lưng. Phần cột sống, cơ mông, đùi và xương chậu là những phần được tác động chính, giúp kéo căng các bộ phận. 


Đau xương cụt không khó phát hiện và chẩn đoán. Vì vậy, hãy thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

02-12-2023
Bài viết cùng chuyên mục
Chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình luôn là mối bận tâm của rất nhiều người....
➡️ AI CŨNG NGHĨ DÙNG GHẾ MASSAGE TỐN ĐIỆN VÌ: - Vận hành nhiều chức năng nên...
Phòng ngừa đau lưng - bệnh phổ biến ở dân văn phòng một cách hiệu quả với g...