Đau khớp chân là tình trạng không quá xa lạ. Tuy nhiên, cơn đau ở mỗi người báo hiệu cho những bệnh khác nhau. Đau khớp chân là biểu hiện của bệnh gì, tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đau khớp chân không phải chỉ đơn giản là bạn cảm thấy cơn đau mà còn xuất hiện cả triệu chứng sưng, cứng khớp khi vận động. Cơn đau ở khớp cổ chân từ nhẹ đến nặng và có xu hướng tăng dần khi vận động hoặc giảm khi người bệnh nghỉ ngơi, có thể tiếp tục xuất hiện khi vận động trở lại. Một số trường hợp đau khớp chân còn cảm thấy đau khi vừa ngủ dậy hoặc khi vừa đặt chân xuống đất.
Ngoài ra, khi chạm vào, bạn cũng cảm thấy sưng cứng, đau, tấy đỏ. Thậm chí trong một số trường hợp, người bệnh còn không thể co duỗi thẳng bàn chân, ngón chân. Tình trạng này bị ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân như gai xương, tụ dịch khớp hay viêm mô mềm…
Đau khớp chân là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Đó có thể cơn đau do các chấn thương như gãy xương, trật khớp, bong gân,... Ngoài ra, đi kèm cơn đau khớp chân, đây là các vấn đề có thể xảy ra:
Khi bị viêm khớp nhiễm trùng, trong dịch khớp xuất hiện vi sinh vật, chúng tấn công, gây ra cơn đau dữ dội ở khớp. Cụ thể, những vi khuẩn, virus và vi nấm có thể ảnh hưởng tới tình trạng đau khớp có thể kể đến: xoắn khuẩn (gây bệnh Lyme), virus viêm gan A, B và C, vi nấm blastomyces…Bạn sẽ cảm thấy cơn đau xuất hiện thường xuyên ở ngón chân cái.
Bệnh bunion: Khớp nối ngón chân cái với bàn chân bị bẻ quặp về ngón trỏ gây ra tình trạng khớp chân sưng, tấy đỏ. Bệnh xảy ra có thể do di truyền, viêm khớp dạng thấp hoặc lựa chọn giày dép kích thước không phù hợp.
Viêm bao hoạt dịch: Gây ra các triệu chứng như sưng đau ở khớp ngón chân, cứng khớp, ảnh hưởng tới sự linh hoạt của các khớp trong quá trình di chuyển, vận động…
Bệnh gout: Nồng độ acid uric trong máu tăng cao gây ra bệnh gout, khiến các khớp mắt cá chân, ngón chân, bàn chân… sưng đau, phù nề. Cơn đau khởi phát và trở nên dữ dội ở khớp ngón chân cái.
Bệnh viêm khớp ngón chân cái: Là rối loạn của khớp gối ngón chân cái gây ra cứng khớp và đau khớp ngón chân. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội vào những ngày thời tiết giao mùa.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Viêm khớp dạng thấp: đây là bệnh lý mãn tính có thể ảnh hưởng tới bất kì khớp nào trên cơ thể nhưng thường xảy ra tại các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân.
Thoái hóa khớp: Thường xảy ra ở khớp dưới cùng của ngón chân, có thể gọi là khớp metatarsophalangeal hoặc MTP.
Khi cơ thể chịu trọng lực quá lớn, các khớp chân phải chịu áp lực lớn, khiến chúng dễ bị tổn thương, gia tăng nguy cơ viêm xương khớp. Vì vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cần kiểm soát cân nặng ở mức lý tưởng, tránh nguy cơ bị thừa cân béo phì, duy trì lối sống khỏe mạnh. Điều này sẽ giúp giảm bớt rủi ro bị viêm khớp bàn chân do thừa cân béo phì.
Đau khớp chân ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày lẫn chất lượng sức khỏe lâu dài. Để phòng tránh đau khớp chân, đây là những hoạt động bạn có thể tham khảo:
Chú ý trong tư thế hàng ngày, ngồi đúng tư thế, vận động đúng tư thế, đặc biệt trong thể thao chuyên nghiệp để tránh bị chấn thương không mong muốn.
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sự dẻo dai, chắc chắn cho xương khớp, tránh tình trạng trì trệ.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng các chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong lao động, bạn cần tuân thủ an toàn lao động, hạn chế mang vác các dụng cụ nặng, trong trường hợp cần thiết phải có dụng cụ hỗ trợ, giảm nguy cơ chấn thương đột ngột.
Đau khớp chân là tình trạng dễ xảy đến. Vậy nên, để phòng ngừa hay ngăn biến chứng nặng, bạn nên chú ý trong độ sinh hoạt hàng ngày, kiểm tra sức khoẻ thường xuyên. Ngoài ra, hãy lựa chọn ghế massage làm người đồng hạnh trong cuộc sống mỗi ngày. Bạn sẽ được chăm sóc toàn diện, hỗ trợ tối đa.